Quá trình học vấn trong đơn xin việc sẽ là chìa khóa của sinh viên mới ra trường

Hãy đầu tư thời gian tham khảo thêm các mẫu trình bày đơn xin việc trên các trang mạng đáng tin cậy, bạn sẽ có nhiều ý tưởng để “thiết kế” cho mình một lá đơn xin việc độc đáo, ấn tượng và thể hiện rõ nét cá tính của bạn.


Đơn xin việc ngày càng được các nhà tuyển dụng xem xét kỹ lưỡng và ưu ái đặt làm vòng tuyển chọn đầu tiên cho ứng viên của mình. Lý do là vì đơn xin việc hiện nay không đơn giản chỉ là một lá đơn truyền thống, được viết theo khuôn mẫu, đơn xin việc ngày nay thể hiện được cá tính, kinh nghiệm và học vấn của ứng viên trước nhà tuyển dụng. Trước những công dụng to lớn của đơn xin việc, liệu còn lý do gì để bạn không “trưng bày” những kiến thức, kỹ năng của mình vào lá đơn này? Thể hiện khéo léo và đúng cách quá trình học vấn trong đơn xin việc của bản thân, đặc biệt đối với sinh viên mới ra trường, là bạn đang mở cánh cửa nghề nghiệp cho chính bản thân mình đấy. Cùng theo dõi một vài ghi chú dưới đây, nó có thể sẽ giúp bạn trình bày quá trình học vấn của mình một cách ấn tượng và hiệu quả nhất.

Quá trình học vấn trong đơn xin việc

1. Quá trình học vấn nên được đặt ở đâu trong bố cục của đơn xin việc?

Bố cục của đơn xin việc rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến người đọc, bố cục rõ ràng, cụ thể, khoa học giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tìm ra thông tin nổi bật cũng như những khả năng đáp ứng công việc của bạn. Một lá đơn xin việc hiệu quả là một lá đơn thể hiện được kinh nghiệm, học vấn của ứng viên.

Trình bày kinh nghiệm trước quá trình học vấn nếu bạn là người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành nghề mình đang ứng tuyển vì nó thực sự cần thiết với nhà tuyển dụng, sau đó mới là quá trình học vấn của bản thân. Thật tuyệt vời với một sinh viên mới ra trường có nhiều kinh nghiệm vì đó là điều đa số nhà tuyển dụng quan tâm. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng nếu bạn không có được bảng danh sách dài những kinh nghiệm thực tiễn, bạn hãy khéo léo trình bày học vấn của mình trước mục kinh nghiệm. Ngay cả khi bạn là người có thời gian làm việc đã lâu nhưng lại thường xuyên “nhảy việc” và làm không đúng chuyên môn thì bạn cũng không nên trình bày những hạn chế này trước mục thông tin về quá trình học vấn. Nhà tuyển dụng sẽ bị chú ý hơn bởi quá trình học vấn trong đơn xin việc của bạn hơn những kinh nghiệm ngắn hạn và mơ hồ đó.

2. Hãy ghi chú tất cả các thành tích đạt được của bạn.

Quá trình học vấn trong đơn xin việcCác thành tích bạn đạt được trong quá trình ngồi trên ghế nhà trường chính là những dẫn chứng sống động cho bằng cấp của bạn. Nhà tuyển dụng sẽ không tin một ứng viên ghi chú trong đơn xin việc của mình “Tôi là một người năng động” mà lại không có bất cứ chương trình ngoại khóa nổi bật, một thành tích hoạt động nào trong hồ sơ xin việc của mình. Cũng thật khó tin một ứng viên có khả năng quản lý lại không có thông tin gì về bản thân trong các cuộc thi lãnh đạo trong suốt quá trình học tập của mình. Một nhà tuyển dụng đã từng chia sẻ với chúng tôi về nhận định của mình trước một số ứng viên ghi trong đơn xin việc nhiều phẩm chất tốt nhưng lại không có gì chứng minh cho điều đó rằng: “Tôi đã thực sự ấn tượng với một số ứng viên mới tốt nghiệp vì những phẩm chất quá nổi bật của các bạn. Tuy nhiên tôi cũng rất bất ngờ khi đặt các bạn vào các tình huống thực tế và các bạn ấy không thể hiện được một chút nào năng lực của mình. Kể từ đó tôi luôn quan tâm đến những hoạt động mà các bạn ấy đã tham gia khi ngồi trên ghế nhà trường vì đó mới là những kinh nghiệm thực tế mà các bạn ấy có được”. Vì vậy hãy làm cho những thông tin của mình trở nên đáng tin bằng cách ghi chú tất cả các hoạt động ngoại khóa,sinh hoạt của bản thân.

Không chỉ gói gọn trong các hoạt động ngoại khóa hay các thành tích sinh hoạt, nhà tuyển dụng còn ấn tượng với bạn bởi các chứng chỉ chuyên môn mà bạn có được. Chứng chỉ kỹ năng mềm, chứng chỉ anh ngữ, tin học… là điều mà nhà tuyển dụng đánh giá cao trong đơn xin việc của bạn. Đừng quên trình bày những thành tích này trong đơn xin việc của mình nhé.

3. Làm nổi bật những thành tích của mình trong đơn xin việc.

Sau khi thiết kế bố cục hợp lý, ghi chú những thông tin cần thiết cho lá đơn xin việc của mình việc còn lại của bạn là trình bày như thế nào để làm nổi bật những thành tích ấy. Nếu là một lá đơn viết tay, bạn hãy chăm chuốt, viết nắn nót, rõ ràng thành tích của mình để nhà tuyển dụng dễ dàng đọc ra chúng. Nếu là một lá đơn đánh máy, bạn cũng nên lưu ý không dùng những font chữ quá bay bướm vì nó rất khó đọc, bạn cũng không nên tô màu chữ tại thông tin học vấn vì điều đó làm cho lá đơn của bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp và không gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Hãy đầu tư thời gian tham khảo thêm các mẫu trình bày đơn xin việc trên các trang mạng đáng tin cậy, bạn sẽ có nhiều ý tưởng để “thiết kế” cho mình một lá đơn xin việc độc đáo, ấn tượng và thể hiện rõ nét cá tính của bạn.

Đơn xin việc chính là cầu nối đầu tiên giữa ứng viên với nhà tuyển dụng. Đa số ứng viên hiện này đều biết vận dụng điều này để gây ấn tượng cho hồ sơ của mình và bạn hãy là một trong số đó. Trong hầu hết những đơn xin việc được chú ý là những lá đơn với hàng tá những kinh nghiệm thực tế và thành tích mà ứng viên đạt được trong công việc. Đối với một sinh viên mới ra trường, nền tảng kinh nghiệm còn khá “mỏng” thì quá trình học vấn chính là chìa khóa giúp bạn mở cánh cửa việc làm thành công cho bản thân mình. Thay vì cố gắng thêm vào những kinh nghiệm việc làm ngắn hạn, những công việc không liên quan đến công việc bạn muốn ứng tuyển, hãy tập trung vào quá trình học vấn trong đơn xin việc của bạn, làm nổi bật được những thông tin này một cách thuyết phục nhất, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không bỏ qua một ứng viên tiềm năng như bạn và điều hiển nhiên là rất nhiều cơ hội việc làm tốt đang chờ đón bạn trên con đường phía trước.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *