Học cách ứng xử khi cơ hội thăng tiến vuột khỏi tầm tay

“Bạn nên hỏi bản thân liệu mình có thực sự cần công việc đó và nếu có, lý do là gì. Đánh giá lại bản thân và tình hình có thể giúp mở ra những cơ hội mới mà bạn chưa từng tính đến”, Cranston nói.

Kiểm soát cảm xúc

Trở ngại trong sự nghiệp có thể gây ra sự chán nản và tức giận. Theo Susan Whitcomb, chủ tịch của một học việc đào tạo nghề nghiệp và tác giả cuốn sách Thăng tiến trong 30 ngày, trong trường hợp này điều cần làm trước tiên là hãy hít thở thật sâu và chăm sóc bản thân bằng cách trị liệu ở spa, học yoga hay đi dạo. “Những hoạt động yêu thích sẽ giúp bạn có động lực để quay trở lại công việc một cách mạnh mẽ hơn”, bà nói.

2
Không căn vặn về lý do

Khi tâm trạng đã khá hơn, bạn nên hẹn một cuộc gặp mặt với người đã ra quyết định. Nhưng lưu ý không nên gạn hỏi lý do mình không được thăng chức một cách kịch liệt. “Nếu cứ chăm chăm hỏi lý do, bạn sẽ đặt người quản lý vào thế đối đầu. Thay vào đó, hãy hỏi những điều bạn nên làm để được thăng tiến trong tương lai. Việc này giúp bạn xây dựng một hình ảnh tích cực hơn. Và đừng quên ghi lại những gì diễn ra trong cuộc họp”, Whitcomd đưa ra lời khuyên.

3
Chủ động và tích cực

Càng nhiều người biết tới khả năng và những ý tưởng của bạn, cơ hội thăng tiến của bạn càng cao. Đặc biệt, nếu bạn hiện chỉ là một nhân viên “quèn”, hãy bắt đầu tỏa sáng bằng cách tích cực tham gia các hoạt động trong nhóm, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu công việc, giúp đỡ đồng nghiệp và đảo bảo cấp trên biết tới những thành tựu của bạn

Trở ngại trong sự nghiệp có thể gây ra sự chán nản và tức giận. Trong trường hợp này bạn cần kiềm chế cảm xúc.
4
Chia sẻ với đồng nghiệp và sếp

Jane Cranston, một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và giám đốc điều hành của ExecutiveCoachNY.com cho rằng thừa nhận sự thất vọng của mình là điều bình thường nhưng bạn không nên quá nóng nảy. “Hãy thông báo cho đồng nghiệp bạn không được thăng chức và rằng bạn mong chờ được hợp tác với người thành công đợt này. Đặc biệt, bạn không được nói xấu hay có ý “động chạm” tới người đó”, Cranston nêu ý kiến.

5
Đánh giá lại bản thân

“Bạn nên hỏi bản thân liệu mình có thực sự cần công việc đó và nếu có, lý do là gì. Đánh giá lại bản thân và tình hình có thể giúp mở ra những cơ hội mới mà bạn chưa từng tính đến”, Cranston nói.

Cả Whitcomb và Cranson đều khuyên bạn nên coi trở ngại này là một cơ hội cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp. Cranston nói: “Dù nhìn vào bức tranh toàn cảnh là việc khó khăn nhưng bạn vẫn phải cố gắng. Có thể công ty đã đúng khi không thăng chức cho bạn. Đừng cho rằng cuộc sống đã bất công với bạn mà cuộc sống đang cho bạn một cơ hội để học hỏi. Hãy cố gắng chấp nhận điều đó để nỗ lực hơn nữa”.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *