5 điều sai lầm thường gặp khi thương lượng về lương

Ví dụ, tôi đã làm việc với một khách hàng khi ông ta bị sốc vì nhận ra rằng ông sẽ phải tự trả thêm 10000 USD để mua bảo hiểm y tế cho gia đình mình so với vị trí trước kia. Tuy nhiên, vì đã phân tích trước khi điều đó xảy ra, ông quay lại và đàm phán thêm 10000 USD để có thể trang trải cho chi phí đó.


Hãy bắt đầu bằng việc xem xét 5 sai lầm thường mắc phải khi thương lượng và nhớ tránh phạm phải những sai lầm này nhé.

Đề cập đến tiền trong CV

Một CV có thể liệt kê nhiều thứ nhưng không bao gồm thông tin về mức lương bạn kiếm được trong quá khứ và cả mức lương mà bạn hy vọng kiếm được trong tương lai. Một số nhà tuyển dụng sẽ không xem xét hồ sơ của bạn nếu thông tin này không được trình bày. Nếu bản resume của bạn cho thấy kiến thức và kỹ năng của bạn phù hợp với những gì họ đang tìm kiếm ở một ứng viên, chắc hẳn bạn sẽ được xem xét cùng hoặc không yêu cầu về tiền lương trong CV.

Bắt đầu trước khi được yêu cầu

Khi bạn đang phỏng vấn cho một công việc mới, nhắc đến tiền trước khi nhà tuyển dụng hỏi đến là một sai lầm. Đề nghị tốt nhất là hãy chờ đợi. Một khi họ đã quyết định chọn bạn và đưa ra lời đề nghị, bạn sẽ có một vị thế để thương lượng tốt hơn. Vào phút cuối, việc thương lượng về tiền lương có thể xảy ra ngay trước khi bạn được nhận hoặc thậm chí là sau lúc đó. Do vậy, hãy ngồi thẳng lưng và thể hiện khả năng của mình một cách tốt nhất. Nếu chủ đề về lương được đưa ra, hãy đảm bảo bạn đã chuẩn bị thật tốt cho mình trước buổi phỏng vấn và nhận ra giá trị của bản thân.

Đánh giá thấp khả năng của bản thân

Biết được giá trị của bản thân đối với một công ty không phải là lừa dối, điều đó chỉ đơn giản là thông minh. Có rất nhiều người đánh giá thấp bản thân vì họ sợ rằng những yêu cầu hoặc mong đợi của họ sẽ cao hơn mức mà nhà tuyển dụng sẵn sàng trả và do đó sẽ gây nguy hiểm cho công việc hoặc cơ hội thăng tiến. Miễn là bạn đang yêu cầu một khoản hợp lý và dựa trên giá trị thật, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra đó là nhà tuyển dụng sẽ cung cấp cho bạn mức mà họ muốn trả.”

Đánh giá cao khả năng của bản thân

Nếu bạn đang không cảm thấy tự tin về công việc gần đây cũng như những công việc chuyên môn của mình, có lẽ đây không phải là thời điểm tốt để yêu cầu sếp của bạn tăng lương. Hãy đảm bảo rằng bạn đang hoàn thành tốt công việc hiện tại của mình và chịu trách nhiệm nhiều hơn những gì được ghi trong mô tả công việc của bạn.

Không xem kỹ chế độ đãi ngộ

Đối với phần lớn nhân viên, tiền lương chỉ là một phần của chế độ đãi ngộ mà họ nhận để đổi với những việc mà họ đã làm. Hãy chắc chắn rằng bạn chú ý đến toàn bộ chế độ đãi ngộ hiện tại của mình và so sánh từng mục. Ví dụ, có lẽ bạn sẽ rất vui mừng khi được tăng lương nhưng nhớ đừng quên so sánh chi phí bảo hiểm y tế lúc trước và sau khi được tăng lương.

Ví dụ, tôi đã làm việc với một khách hàng khi ông ta bị sốc vì nhận ra rằng ông sẽ phải tự trả thêm 10000 USD để mua bảo hiểm y tế cho gia đình mình so với vị trí trước kia. Tuy nhiên, vì đã phân tích trước khi điều đó xảy ra, ông quay lại và đàm phán thêm 10000 USD để có thể trang trải cho chi phí đó.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *